Hệ thống thư viện Sách điện tử

TH Thanh Xuân Nam

  • GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 1/2023 CHỦ ĐỀ: “MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN”

    Ngày tạo: 10:05, 15/07/2023
    35Chia sẻ

    Các bạn học sinh thân mến!

              Rất vui khi được gặp lại các bạn trong buổi giới thiệu sách thường kỳ của thư viện trường Tiểu học Thanh Xuân Nam

              Cuốn sách có tựa đề: “Sự tích ông Công ông Táo”

              Tác giả: Nguyễn Công Hoan

              Nhà xuất bản: Kim Đồng

              Khổ sách: 14,5x 20,5 cm

              Các con ạ!

              Sự tích ông Công ông Táo hay còn gọi là sự tích Táo quân là câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng, qua đó giải thích tục lệ cổ truyền của người Việt cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Và cứ đến ngày 23 tháng chạp người dân lại háo hức chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo về trầu trời. Đây là một trong những tập tục tốt đẹp mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ địa, Thổ Kỳ. Nhưng sự tích ba vị thần này được việt hóa thành câu chuyện 2 ông, 1 bà: thần Đất, thần Nhà, thần Bếp.

              Theo truyền thuyết, ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất ngèo khổ, chồng tên là Trọng Cao, vợ tên là Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con. Một ngày nọ chỉ vì chút chuyện nhỏ, Cao đã đánh vợ và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác, sau đó gặp Phạm Lang. Hai người đã phải lòng và kết duyên vợ chồng.

              Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, day dứt khôn nguôi và đã lên đường để đi tìm vợ. Ngày này qua ngày khác, tìm mãi, tìm mãi đến khi hết gạo, hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng may cho Cao, tình cờ ăn xin đúng nhà của Nhi. Nhận ra chồng cũ Nhi thương tình mời vào nhà, nấu cháo cho ăn. Đúng lúc đó Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên dấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

              Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Trọng Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cuối cùng cả ba đều chết trong đám lửa cháy đỏ rực.

              Thượng đế thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm: Vua Bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân; giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

              Người Việt từ xa xưa đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Táo Quân lên làm lễ tiễn rất long trọng trong ngày 23 tháng Chạp hàng năm với hy vọng ông Táo sẽ giúp họ “Giữ lửa” trong gia đình đầm ấm, hạnh phúc xua đuổi những điều rủi và mang lại nhiều may mắn tới cho mọi gia đình.

              Để hiểu rõ hơn về câu chuyện: “Sự tích ông Công ông Táo” chúng ta hãy đến thư viện nhà trường để cùng đón đọc cuốn sách này.

    Xin trân trọng cảm ơn!


  • Về trang trước

  • Tin tức cùng chuyên mục

Trường TH Thanh Xuân Nam

Địa chỉ: Đang cập nhật dữ liệu... Website: ththanhxuannamtx.thuvien.edu.vn  QR Code
Đang nghe bạn nói...